BẢO ĐẢM SỰ THUẬN LỢI, CÔNG BẰNG VÀ HỢP LÝ TRONG TỰ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM KHI VI PHẠM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ THEO CÁC HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 đã được ban hành và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. BLDS 2015 được coi là có nhiều điểm mới trong đó có nhiều nội dung liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Các Điều từ 303 đến 308 của BLDS 2015 quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để các quy định này đi vào cuộc sống cần có những hướng dẫn cụ thể nhằm bảo đảm sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong xử lý tài sản bảo đảm nói chung và trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng nói riêng.

1. Thực trạng các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trước khi Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực

Hiện nay, các qui định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm được thể hiện trong BLDS năm 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMTNHNN ngày 06/06/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. Về mặt lý thuyết, các văn bản qui phạm pháp luật đã xây dựng được hai phương thức xử lý tài sản bảo đảm bao gồm phương thức xử lý tài sản bảo đảm bằng con đường tòa án và phương thức tự xử lý tài sản bảo đảm thông qua bán đấu giá, bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá và nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và các phương thức xử lý khác.

BẢO ĐẢM SỰ THUẬN LỢI, CÔNG BẰNG VÀ HỢP LÝ TRONG TỰ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM KHI VI PHẠM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ THEO CÁC HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Hệ thống các qui phạm pháp luật có liên quan mật thiết đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm là hệ thống các qui phạm về chuyển quyền sở hữu tài sản. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì việc chuyển quyền sở hữu phải tuân theo các qui định của pháp luật về thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản. Thực tiễn ở Việt Nam, các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại các ngân hàng thương mại chủ yếu là bất động sản và phương tiện vận tải. Trong đó hơn 60% khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản như nhà đất, dự án [1]. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích các qui định của pháp luật về đăng ký biến động về quyền sở hữu tài sản trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm đối với bất động sản và phương tiện vận tải là ô tô là những tài sản thường được sử dụng để thế chấp tại tổ chức tín dụng và cũng gặp nhiều vướng mắc trong đăng ký quyền sở hữu khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trước hết, hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về đăng ký biến động quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi xử lý tải sản thế chấp được qui định trong các văn bản: Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, Thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014 và Quyết định số 1839/QĐ-BTNMT ngày 27/08/2014 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về cơ bản, các văn bản này đã đề cập đến việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp xử lý nợ hợp đồng thế chấp.

Việc đăng ký thay đổi chủ sở hữu xe ô tô trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm được qui định tại Thông tư số 06/2009/TTBCA(C11) ngày 11/03/2009 quy định việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư này cũng đề cập đến thủ tục, hồ sơ để thực hiện việc thay đổi chủ sở hữu trong trường hợp xe cầm cố, thế chấp cho ngân hàng phát mại.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


Nguồn: TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQG HÀ NỘI: Luật học, Tập 32, Số 2 (2016) 51-58

Mới cập nhật

Cùng chủ đề