NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1. Bộ luật dân sự ra đời để phục vụ cho những mục tiêu gì?

Sau 10 năm thi hành, BLDS 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập. Những bất cập này đã được nêu cụ thể trong Tờ trình Quốc hội. Bên cạnh đó nhu cầu phát triển đất nước đòi hỏi có một khung khổ pháp lý dân sự mới và điều này được thể hiện ở hai điểm:

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thứ nhất, Chính phủ rất kỳ vọng BLDS mới sẽ là BLDS của nền kinh tế thị trường, bởi vì trong 30 năm qua đã có 3 Bộ luật Dân sự (BLDS 1995, 2005 và 2015), tức là cứ sau 10 năm là có 1 BLDS mới. Về mặt pháp điển hóa pháp luật, đây là một lỗ hổng pháp luật do sự thay đổi quá nhanh. Điều này cho thấy rằng quá trình xây dựng 3 bộ luật thực ra là Việt Nam đoạn tuyệt dần với cơ chế bao cấp và từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đến BLDS 2015, Việt Nam đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường.

Ngược lại lịch sử, năm 1981, Ban soạn thảo BLDS 1995 được thành lập, nhưng đến 1991 mới có dự thảo đầu tiên của BLDS. Trong 10 năm liền, từ năm 1981 đến 1991, chưa có dự thảo nào. Thời kỳ này, mọi nghiên cứu, trao đổi về việc xây dựng bộ luật chủ yếu xoay quanh việc xác định quan hệ dân sự là quan hệ gì. Trong cơ chế bao cấp, có thể nói chỉ ở “chợ đen” mới xuất hiện quan hệ dân sự còn tất cả đều theo cơ chế tem phiếu. Trong khi đó, cơ chế tem phiếu không phải là quan hệ dân sự. Do vậy, việc xây dựng BLDS không thể rõ ràng là nhằm để điều chỉnh quan hệ cụ thể nào. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới và công nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và bắt đầu công nhận một số hình thức sở hữu. Do đó đã hình thành lên nền kinh tế hàng hóa và là mầm mống của quan hệ dân sự. Đến 1991, dự thảo đầu tiên ra đời. Do sự nghiệp đổi mới của Việt Nam mới chỉ bắt đầu nên ngoài việc pháp điển những thuật ngữ, các giao dịch dân sự cơ bản thì yếu tố bao cấp vẫn chi phối và sự can thiệp của Nhà nước vẫn thể hiện rõ nét trong nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội.

Tư tưởng cho rằng hình sự bao giờ cũng là nhất, hành chính đi đôi với hình sự và sau đó mới là dân sự còn gắn chặt trong tư tưởng lập pháp. Do đó, sự áp đặt của Nhà nước, kể cả trong dân sự cũng rất lớn. BLDS 1995 được coi là thành quả lập pháp rất lớn, nhưng dấu ấn bao cấp, dấu ấn của sự can thiệp của Nhà nước trong nội dung của bộ luật vẫn còn nhiều. Do vậy, thực chất quan hệ dân sự cũng chỉ là chuyển từ vị thế bị trói chặt sang vị thế cởi mở hơn để có sự phát triển, nhưng để phát triển theo đúng nghĩa của nó thì còn nhiều vấn đề phải bàn.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


Nguồn: KỶ YẾU TỌA ĐÀM “CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI”. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO & USAID. HÀ NỘI, 1-2/8/2017

Mới cập nhật

Cùng chủ đề