Thương mại điện tử thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ

Ngày 20 tháng 2 năm 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo giới thiệu vai trò của Trung tâm pháp lý và dịch vụ trọng tài của đặc khu hành chính Hồng Kông.

Thương mại điện tử thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ

Ông Henry Wheare, thành viên hội đồng Sở hữu trí tuệ của Hội luật sư Hồng Kông cho biết trong năm 2014, lần đầu tiên người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương chi tiêu cho giao dịch thương mại điện tử nhiều nhất thế giới, hơn cả khu vực Bắc Mỹ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hình thức thương mại được cho là tự do nhất này là nỗi lo lớn dần đối với các rủi ro về sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ có bốn lĩnh vực nhỏ, gồm bản quyền, thương hiệu, bằng sáng chế và bí mật thương mại.

Theo thống kê được cập nhật đến tháng 1-2014 của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận số lượng bằng sáng chế được cấp của Việt Nam (Vietnam Patents) đã tăng liên tục từ năm 1998 đến năm 2011, nhưng chủ yếu là từ bộ phận không phải người dân Việt Nam. Tỷ lệ người Việt được cấp bằng sáng chế rất thấp và hầu như không có tăng trưởng trong 5 năm gần đây.

Tuy vậy, số lượng đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, lại tăng đều qua các năm, dù số lượng mỗi năm chưa vượt quá con số 80 đơn đăng ký, rất ít so với hàng trăm và hàng ngàn đơn vị của Trung Quốc, Mỹ.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này, theo Trung tâm trọng tài quốc tế ở Việt Nam, là do mấy năm gần đây các thương hiệu của Việt Nam liên tục bị đối tác xâm hại, xảy ra nhiều vụ kiện về quyền sở hữu thương hiệu. Do vậy các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đều có ý thức đăng ký bảo hộ công nghiệp đối với sản phẩm và thương hiệu của mình.

@NPKlaw.com