BÀN VỀ VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

PIERRE BÉZARD – Chánh tòa danh dự, Tòa Thương mại, Tòa Phá án Pháp

ALAIN LACABARATS – Chánh tòa, Tòa Phúc thẩm Paris

1. Pierre Bézard:

Vấn đề đầu tiên là xác định vị trí của Bộ luật dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam và sự thống nhất của Bộ luật dân sự với các văn bản pháp luật khác. Về vấn đề này, tôi chưa trao đổi ý kiến với ông Lacabarats nên chắc chắn là mỗi chúng tôi sẽ trình bày với quý vị quan điểm riêng của mình, nhưng tôi nghĩ rằng quan điểm của chúng ta, các luật gia, cũng không khác xa nhau lắm vì chúng ta cùng được đào tạo từ các trường đại học luật và có nhiệm vụ thực thi một hệ thống pháp luật như nhau. Tuy vậy, sẽ có những điểm mà chúng tôi có thể có ý kiến khác nhau nhưng điều đó sẽ góp phần làm cho cuộc trao đổi, thảo luận của chúng ta phong phú hơn.

Liên quan đến vị trí của Bộ luật dân sự, Bộ luật dân sự không chỉ bao gồm các quy định cụ thể mà còn phải được nhìn nhận như một bản “Hiến pháp” trong hệ thống luật tư. Nó thể hiện suy nghĩ và bản sắc của một dân tộc. Chính trong Bộ luật dân sự, chúng ta có thể tìm thấy các nguyên tắc cho phép xác định thực trạng nền văn hóa, văn minh của một dân tộc, cũng như các nguyên tắc cơ bản mà dân tộc đó phải tuân theo. Riêng cá nhân tôi nghĩ rằng Bộ luật dân sự là một bộ luật cơ bản và có thể gọi là văn bản cao nhất điều chỉnh lĩnh vực tư.

Là một văn bản mà Nhà nước quy chiếu đến để ban hành pháp luật và thể hiện bản sắc văn hóa của một dân tộc nên chắc chắn, Bộ luật dân sự phải bao gồm các nguyên tắc chung trong tất cả các lĩnh vực như quyền nhân thân, quan hệ gia đình, quan hệ láng giềng vv… Theo tôi, Bộ luật dân sự phải quy định các nguyên tắc chung này. Điều đó không có nghĩa là không được phép dẫn chiếu đến các quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, đối với một người nước ngoài muốn biết thực trạng phát triển của một đất nước thì phải nghiên cứu các quy định trong Bộ luật dân sự của nước đó. Tôi cho rằng Bộ luật dân sự không nên quy định quá chi tiết.

Tôi chưa muốn đề cập đến vấn đề đạo đức sinh học, quyền sở hữu trí tuệ vv… nhưng theo tôi, Bộ luật dân sự không nên quy định quá chi tiết, ví dụ liên quan đến vấn đề quyền sở hữu bất động sản hay quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam, mà nên đưa ra các nguyên tắc cơ bản, vì nếu quy định quá chi tiết thì sẽ làm giảm chất lượng, uy tín của bộ luật và càng đưa ra nhiều quy định thì càng đặt ra nhiều khó khăn. Nói tóm lại, theo quan điểm của tôi, Bộ luật dân sự phải bao gồm các nguyên tắc cơ bản, không chỉ là các nguyên tắc hướng dẫn cách xử sự của người dân mà kể cả các nguyên tắc mà Nhà nước phải quy chiếu đến để giải quyết tất cả các vấn đề đặt ra; đồng thời, Bộ luật dân sự có thể quy định dẫn chiếu đến các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết. Không được loại trừ bất cứ vấn đề nào trong Bộ luật dân sự nhưng cũng không được quy định bất cứ vấn đề nào một cách chi tiết, ngoại trừ vấn đề quyền của nhân thân vì đây là một vấn đề rất đặc biệt.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


Nguồn: HỘI THẢO “BỘ LUẬT DÂN SỰ (sửa đổi)”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP. Hà Nội, 28-30/10/2003 (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp. 

Mới cập nhật

Cùng chủ đề