KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở CỘNG HÒA PHÁP

Ngày nay, số lượng các doanh nghiệp tham gia tập đoàn kinh tế của Pháp hoặc của các nước khác chiếm tỉ lệ 1/20. Thực vậy, năm 2000, thế giới có khoảng 9500 tập đoàn với 55 000 công ty. Các tập đoàn kinh tế có những điều kiện rất khác nhau, đặc biệt là về quy mô. Một bên là đa phần các tập đoàn kinh tế chỉ gồm từ 3 đến 4 công ty con và sử dụng dưới 500 nhân công, một bên là các tập đoàn rất lớn gồm hàng chục công ty và sử dụng tới 10 000 thậm chí 100 000 nhân công. Ví dụ thứ nhất: công ty Lagardère mà tôi là tổng thanh tra có số doanh thu năm 2003 là 4 510 000 euro, sử dụng tới 43 000 nhân công và có 278 doanh nghiệp. Ví dụ thứ hai: tập đoàn EADS (European Aeronotic Defense and Space Campany) tập hợp các công ty trong ngành hàng không Pháp, Đức và Tây Ban Nha, để cạnh tranh với Boeing và các tập đoàn sản xuất máy bay chiến đấu của Mỹ. Năm 2003, tập đoàn EADS có doanh thu hơn 30 tỷ euro, sử dụng 109000 nhân công và gồm 371 doanh nghiệp.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở CỘNG HÒA PHÁP

Các tập đoàn kinh tế không chỉ khác nhau về quy mô, mà còn về mục tiêu hoạt động, đó là nhu cầu cần có một đầu mối quản lý duy nhất, quản lý tài sản một cách tối ưu, triển khai mô hình tiết kiệm chi phí nhờ quy mô (chỉ riêng mục tiêu thứ ba cũng đủ để chứng minh sự cần thiết phải lập ra một tập đoàn kinh tế), tìm cách thâm nhập vào những thị trường độc quyền của các tập đoàn khác, cải cách điều kiện hoạt động, đa dạng hoá hoạt động. Khái niệm “tập đoàn kinh doanh đa ngành” (conglomerat) ít được dùng đến ở Pháp nhưng thực tiễn kinh tế của chúng thì có tồn tại. Chẳng hạn tập đoàn Lagardère chính là một tập đoàn kinh doanh đa ngành, tập đoàn này không chỉ chuyên về xuất bản sách mà gần đây còn thâm nhập cả vào lĩnh vực sản xuất ô tô, báo và tạp chí (Hachette và Philip acamedia là nhà xuất bản tạp chí hàng đầu trên thế giới), cũng như lĩnh vực phát thanh và truyền hình. Một ví dụ khác về tập đoàn kinh doanh đa ngành kiểu Pháp là tập đoàn Boloré. Đây là tập đoàn nổi tiếng không chỉ trong ngành trồng cao su ở Châu Phi, mà còn trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá ở nước ngoài, lắp đặt máy móc điện tử cao cấp (chẳng hạn, tập đoàn nắm độc quyền sản xuất các máy cấp thẻ lên máy bay tự động ở sân bay) và vận tải hàng hải.

Sự đa dạng của các loại hình tập đoàn ở Pháp và sự biến đổi không ngừng của chúng có thể cho thấy một điều là dường như trong hệ thống luật của Pháp không có luật về các tập đoàn kinh tế. Trên thực tế, khi có vấn đề pháp luật nảy sinh, cơ quan lập pháp và các thẩm phán thường can thiệp vào hoạt động của các tập đoàn. Chính vì thế mà một lượng lớn các quy định của các ngành luật chuyên biệt đã được thông qua để điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn.

Tập đoàn kinh tế được định nghĩa như thế nào?

Là tập hợp các công ty có tư cách pháp lý độc lập liên kết với nhau, được đặt dưới sự chi phối và kiểm soát của một công ty duy nhất gọi là công ty mẹ.

Sự ra đời của một tập đoàn kinh tế gắn liền với chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp: khi các doanh nghiệp muốn đa dạng hoá hoạt động hoặc mở rộng hoạt động ra nước ngoài, ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải lựa chọn một trong hai khả năng:

– Duy trì sự độc lập pháp lý của doanh nghiệp và thành lập các chi nhánh; hoặc

– Thành lập các công ty con chuyên về từng lĩnh vực, các công ty này có tư cách pháp lý độc lập nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của công ty mẹ.

Vấn đề này cũng được đặt ra khi có sự tập trung doanh nghiệp. Có 2 khả năng đặt ra:

+ Các doanh nghiệp có thể tiến hành sáp nhập, điều này sẽ dẫn tới một số doanh nghiệp biến mất, các nhà máy sản xuất sẽ trở thành các bộ phận sản xuất của công ty đứng ra mua;

+ Doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phần của các công ty khác, khi đó, các công ty này sẽ bị công ty mua kiểm soát nhưng vẫn giữ được tư cách pháp lý độc lập.

Khái niệm “tập đoàn kinh tế” chủ yếu dựa vào các cấu trúc pháp lý: đó là các doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức công ty và liên kết với nhau dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của một công ty đứng đầu. Kiểu liên kết này chỉ là một trong số các kiểu đối tác kinh tế. Các kiểu đối tác kinh tế khác có thể là các liên minh hình thành trên cơ sở các hợp đồng nhưng không có quan hệ về vốn. Ví dụ: các hệ thống đại lý, sự liên kết tạm thời giữa các doanh nghiệp, các hợp đồng hợp tác, hợp đồng phân phối và hợp đồng độc quyền.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


Nguồn: HỘI THẢO “TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP. HÀ NỘI, 28 – 29/9/2004 (Bản dịch Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

Mới cập nhật

Cùng chủ đề