1. Đặt vấn đề
Quan hệ giữa người với người trong xã hội tự nó luôn bao hàm tiềm ẩn những bất đồng mâu thuẫn xung đột. Bởi thế tranh chấp là hiện tượng phổ biến có tính tất yếu khách quan. Trong quá trình cùng nhau tạo lập và vận hành một thực thể kinh doanh việc tồn tại những bất đồng xung đột giữa các thành viên ty cũng không là ngoại lệ. Nền kinh tế thị trường với những sự tác động khắc nghiệt của các quy luật giá trị quy luật cạnh tranh cùng với sự khác biệt về văn hóa trình độ hiểu biết giữa các chủ thể càng khiến cho những xung đột mâu thuẫn trở nên đa dạng với tính chất ngày càng phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của thành viên công ty và công ty ảnh hưởng đến sự ổn định phát triển kinh tế xã hội. Làm rõ những vấn đề pháp lý về tranh chấp giữa các thành viên giữ thành viên với công ty là vấn để có ý nghĩa lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc thống nhất nhận thức trong việc nhận diện và triển khai các biện pháp phòng ngừa giải quyết tranh chấp giữa các thành viên giữa thành viên với công ty.
2. Nguyên nhân hình thành, phát sinh tranh chấp giữa các thành viên, giữa thành viên với công ty
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên với công ty đã được đề cập từ Luật công ty năm 1990. Trong các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự kinh tế cùng thời gian này tranh chấp giữa các thành viên công ty giữa thành viên với công ty được xác định là một loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án [1]. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng có quy định tương tự đồng thời xác định các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty là những tranh chấp thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh [2].
Mặc dù được xác định từ rất sớm và nhiều lần được nhắc lại trong hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại nhưng cho đến nay trong hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa có một khái niệm đủ để khái quát về tranh chấp giữa các thành viên công ty giữa thành viên với công ty.
Trong một nỗ lực thực tế nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc từ thực tiễn giải quyết các vụ việc liên quan, năm 2005 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trên cơ sở thống nhất với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thống nhất nội dung hướng dẫn để nhận diện và phân biệt tranh chấp giữa các thành viên giữa thành viên với công ty. Đến năm 2012, nội dung này được nhắc lại trong Nghị quyết số 03/2012/NQ- TP. Tuy nhiên, nội dung được đề cập chỉ là hướng dẫn phân biệt tranh chấp trên cơ sở liệt kê một số tiêu chí về chủ thể và lĩnh vực tranh chấp, vì thế không thể bao quát được các trường hợp tranh chấp giữa các thành viên công ty giữa thành viên với công ty trong thực tiễn [3].
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
Nguồn: TẠP CHÍ KHOA HỌC – LUẬT HỌC, VOL 33 No 4