1. Đặt vấn đề
Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại lựa chọn bên cạnh các phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, trọng tài và Tòa án. Hòa giải mang tính chất tự nguyện, đề cao sự tự do thỏa thuận mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn ngoài Tòa án; một phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do các bên tranh chấp cùng chấp nhận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết tranh chấp. Việc quyết định giải quyết theo điều kiện, thủ tục nào hoàn toàn do các bên tranh chấp quyết định và hòa giải viên không có thẩm quyền ra quyết định buộc các bên phải tuân theo.
Trong hòa giải, các bên tham gia vào quá trình ra quyết định nên kết quả giải quyết thường đáp ứng yêu cầu của các bên; vẫn giữ được quan hệ tình cảm, quan hệ kinh doanh, quan hệ lao động… Việc chấp nhận và tiến hành hòa giải phụ thuộc vào chất lượng của người cung cấp dịch vụ và đạo đức của hòa giải viên cũng như sự ủng hộ của Tòa án đối với việc công nhận và thi hành kết quả hòa giải thành. Các bên lựa chọn sử dụng hòa giải nếu họ tin rằng đó là cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, có chất lượng và mang lại kết quả khả thi có thể thi hành được. Vì vậy, sự ủng hộ của Tòa án đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ chế hòa giải.
Theo quy định pháp luật hiện hành, kết quả của quá trình hòa giải và việc thực thi kết quả này trên thực tế phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp, nếu các bên không thiện chí thực hiện thì kết quả hòa giải thành không được triển khai thực hiện, không có biện pháp cưỡng chế được áp dụng và phải giải quyết bằng phương thức khác.
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp đã chỉ rõ “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Chính vì vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bổ sung một chương mới về “Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án” (Chương XXXIII BLTTDS, từ Điều 416 đến Điều 419) để tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
…
TRA CỨU VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
Nguồn: TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN CỦA TANDTC. NGÀY 25/6/2018