Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp FDI ” đặt cọc”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký một nghị quyết trong đó bao gồm những quy định yêu cầu các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đặt cọc một khoản tiền để ngăn chặn một sự việc đang xảy hiện nay, đó là việc chủ sở hữu của các doanh nghiệp FDI bỏ trốn, để lại phía sau trang thiết bị và từ bỏ trách nhiệm với nhân viên của họ.

Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp FDI

Vào cuối tháng 6 năm nay, Việt Nam có 15.067 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218.8 tỷ USD, Trong đó đã giải ngân 106.3 tỷ USD để thanh toán các khoản lương, tạo ra 2 triệu việc làm.

Tuy nhiên, do pháp luật còn nhiều lỗ hổng, một số doanh nghiệp FDI vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, cộng với nhiều doanh nghiệp sử dụng chiêu bài chuyển giá để trốn thuế, gây thiệt hại nặng cho ngân sách nhà nước.

Gần đây, chủ sở hữu của nhiều dự án FDI đã cao chạy xa bay, để lại nhân viên của họ phía sau. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 6 năm nay, có đến 518 chủ sở hữu các doanh nghiệp FDI đã chạy trốn. Phần lớn trong số họ là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo nghị quyết mới được ban hành gần đây, cơ quan cấp phép phải quan tâm sâu sát hơn đến tất cả các dự án có quy mô lớn có thể bị tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội đối với khả năng huy động vốn đầu tư của chủ đầu tư và đặc biệt là đưa ra chế tài cần thiết như kỹ quỹ tiền một khoản tiền để đảm bảo rằng dự án được thực hiện đúng với tiến độ đã cam kết.

Tuy nhiên, việc quy định khoản đặt cọc đã tạo ra một số lo ngại rằng điều này sẽ là một bất lợi cho Việt Nam trong việc thu hút các dự án FDI so với các nước khác không yêu cầu khoản tiền đặt cọc này.

Nghị quyết Chính phủ cũng đề cập đến các biện pháp để làm rõ bối cảnh pháp lý trong lĩnh vực này cũng như tạo ra các chính sách đầu tư một cách đồng bộ để dự báo một cách chính xác và minh bạch cho các nhà đầu tư.

Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, không chỉ các doanh nghiệp FDI mà còn cả các doanh nghiệp trong nước đã để xảy ra hội chứng ” Nhà đầu tư biến mất”. Năm ngoái, chính phủ đã chỉ đạo để giúp các doanh nghiệp này tìm kiếm cơ hội đầu tư khác.

Để ngăn chặn việc cao chạy xa bay của chủ sở hữu các dự án FDI, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư năm 2005. Trong quá trình rà soát, các cơ quan, Bộ, địa phương được yêu cầu phải sát cánh chặt chẽ với tất cả các doanh nghiệp FDI để bảo vệ quyền của người lao động trong các doanh nghiệp này.

@NPKlaw.com