Các giao dịch trên thị trường làm cho cả người mua và người bán đều được lợi. Hai bài viết trước đã phân tích thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS) trên thị trường phở. Bài viết này cho thấy lợi ích xã hội (còn gọi làphúc lợi kinh tế) là tổng của CS và PS, và chứng minh lợi ích xã hội đạt tối đa khi thị trường ở trạng thái cân bằng.
Cân bằng thị trường được thiết lập tại mức giá mà lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Trên đồ thị biểu diễn thị trường, giao điểm của đường cung và đường cầu cho ta điểm cân bằng.
Lợi ích xã hội là tổng diện tích tô đậm trên đồ thị.
Giả sử lượng hàng trên thị trường là Q1 thay vì Q*. Khi đó giá tăng lên P1 vì đây là mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả. Ta thấy một phần CS được chuyển sang PS nhưng có hai tam giác nhỏ thuộc CS và PS trong khoảng Q1 và Q* mất đi. Khi lượng hàng thấp hơn Q*, thì lợi ích xã hội tương ứng sẽ thấp hơn lợi ích xã hội tại Q*.
Bây giờ giả sử lượng hàng trên thị trường là Q2. Tại bất kỳ lượng hàng nào nhiều hơn Q*, ta thấy đường cung nằm bên trên đường cầu. Điều này cho thấy các chi phí nguồn lực cần thiết để tăng lượng hàng từ Q* lên Q2 là lớn hơn giá trị của lượng hàng tăng thêm này theo nhìn nhận của người tiêu dùng. SB ở Q2 được tính bằng SB ở Q* trừ cho diện tích tam giác ABC.
Lợi ích xã hội được tối đa hóa tại mức cân bằng thị trường. Trong phần phân tích, chúng ta đã giả định số lượng hàng trên thị trường có thể chệch khỏi lượng cân bằng. Trong những bài viết lần sau chúng ta sẽ xem xét các nguyên nhân và kết quả của hiện tượng này.