Thị trường và phúc lợi người tiêu dùng

Các giao dịch trên thị trường làm cho cả người mua và người bán cùng được lợi. Khi một người tiêu dùng (NTD) mua phở, cô ta muốn thỏa mãn cơn đói của mình hơn là để dành 6.000 đồng trong túi. Còn tiệm phở cũng sẵn lòng bán, vì họ muốn được tiền hơn là giữ lại phở trong cửa tiệm. Khi có nhiều người mua phở và nhiều người bán phở, thì cả đôi bên đều có lợi.

Thị trường và phúc lợi người tiêu dùng

Lợi ích mà người mua và người bán thu được từ những giao dịch trên thị trường góp phần hình thành nên phúc lợi kinh tế (chúng ta sẽ định nghĩa chi tiết khái niệm này trong những bài tới). Chúng ta phân tích lợi ích của NTD dựa theo đường cầu ở hình bên. Mức giá (đồng/đơn vị hàng) được thể hiện trên trục tung và lượng cầu được thể hiện trên trục hoành (đơn vị hàng/thời kỳ).

Đường cầu dốc xuống vì NTD sẽ tăng lượng cầu khi giá giảm.

Trong một thị trường cạnh tranh, mọi người mua đều trả theo giá cân bằng (P*). Nhưng dựa vào đường cầu, ta thấy nếu số lượng hàng hóa bị hạn chế, một số NTD sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn. Những người này sẽ có được thặng dư tiêu dùng tương đương với chênh lệch giữa giá trị do họ nhìn nhận từ món hàng và giá cân bằng thị trường.

Tổng thặng dư NTD được xác định bởi diện tích tô đậm trên đồ thị, bên dưới đường cầu và trên đường giá P*. Nếu lượng hàng bán ra ít hơn   thì tổng thặng dư NTD sẽ nhỏ hơn. Tại mức giá cân bằng P*,  NTD sẽ không mua một lượng hàng nhiều hơn . Do đó, khi giá cân bằng là P*, thì thặng dư NTD sẽ được tối đa hóa tại lượng cân bằng.